PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH MIỆN
TRƯỜNG TIỂU HỌC CAO THẮNG
Video hướng dẫn Đăng nhập

Bình đẳng giới và phòng chống bạo lực, xâm hại của trường Tiểu học Cao Thắng năm học 2024 - 2025

Bình đẳng giới là việc Nam với Nữ có vị trí vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các thành quả tạo ra, bao gồm bình đẳng trong việc quyết định vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình xã hội

Bình đẳng giới là việc Nam với Nữ có vị trí vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các thành quả tạo ra, bao gồm bình đẳng trong việc quyết định vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình xã hội.

 

 

Bình đẳng giới trong gia đình có ý nghĩa quan trọng mọi thời đại, đặc biệt là trong điều kiện hiện đại hóa, công nghiệp hóa hiện nay. Bình đẳng giới trong gia đình là môi trường lành mạnh để con người, đặc biệt là trẻ em được đối xử bình đẳng, được giáo dục về quyền bình đẳng, được hành động bình đẳng; là tiền đề quan trọng cho sự thành công trong công việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; góp phần tăng chất lượng cuộc sống của các thành viên gia đình, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước, Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về quyền bình đẳng trên lĩnh vực bình đẳng giới như: Luật hôn nhân gia đình, luật bình đẳng giới, luật phòng chống bạo lực gia đình,.... mà trọng tâm là luật bình đẳng giới thông qua công ước quốc tế như công ước, xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em... nhờ đó mà phụ nữ và trẻ em đều được bảo vệ.

 

Tuy nhiên định kiến giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở trong gia đình và một bộ phận dan cư trong xã hội. Trên thực tế, thời gian làm việc của phụ nữ trong gia đình thường dài hơn nam giới, nam giới vẫn được coi là trụ cột gia đình, có quyền quyết định các vấn đề lớn và là người đại diện ngoài cộng đồng. Còn các công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình thường được coi là" Thiên chức" của phụ nữ.

Hiện tượng bất bình đẳng giới vẫn còn phồ biến ở các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tốc phụ nữ vẫn là lao động chính song lại không có tiếng nói trong gia đình. Những người đàn ông thường giành thời gian cho việc làng, việc nước, họ hàng, rồi rượu chè, các tệ nạn xã hội... nên gánh nặng gia đình cũng như cường độ lao động và sự vất vả đều dồn lên đôi vai người phụ nữ.

Nguyên nhân trên do một bộ phận xã hội hiểu biết không đúng về bình đẳng và bình đẳng giới, còn quan niệm cho rằng bình đẳng giới là ưu tiên cho phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ và của Hội phụ nữ VN. Nhận thức mang tính định kiến giới còn tồn tại trong xã hội, nhất là lãnh đạo, cán bộ, công chức và nam giới....

Để đẩy mạnh việc thực hiện bình đẳng trong các gia đình Tháng hành động về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực năm 2018 có chủ đề

Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em"

1. Bạo lực gia đình

Ngày nay, trên mạng xã hội hay chia sẻ những trường hợp chồng đánh đập vợ, dưới xã hội ngày càng văn minh thì chúng ta thấy điều này không nên. Những vụ việc này xảy ra cho thấy, việc bảo vệ những người phụ nữ trong xã hội vẫn chưa được quan tâm nhiều. Phụ nữ ngày nay vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi, nhất vẫn còn là nạn nhân của bạo lực gia đình.

 

2. Bạo lực học đường

Hiện tượng bạp lực không phải là hiện tượng mới, xong thời gian gần đây hiện tượng này xảy ra liên tục hơn trong các trường học bộ lộ tính chất nguy hiển và nghiêm trọng hơn. Điều đáng lo ngịa là lý do dẫn đến bạo lực đôi khi rất đơn giản như va chạm trong lúc chơi đùa, trên đường đi học, mâu thuẩn nói xấu nhau trên các diễn đàn, mạng xã hội....

Bạo lực là cách để giải phóng sự giận giữ, bất lực của bản thân ra bên ngoài. Kẻ sử dụng bạo lực thích thị uy sức mạnh cá nhân, nhưng ẩn sau đó là sự yếu đuối, thiếu hụt nội tâm. Bạo lực học đường giờ đây không chỉ diễn ra trong phạm vi nhà trường mà có xu hướng lan rộng ra bên ngoài và trên internet.

Hơn 1600 vụ học sinh đánh nhau hàng năm, bình quân 5 vụ/ngày, trong 11.000 học sinh đang đi học thì có 1 em bị buộc thôi học vì đánh nhau. Những con số khủng khiếp này có thể chưa phản ánh đầy đủ và chân thực nhất về thực trạng bạo lực học đường hiện nay.

 

3. Hậu quả

* Ảnh hưởng đến bản thân học sinh

Gây ra những hậu quả ngiêm trọng về thể xác. Những HS bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực về ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, suy sụp... sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành.

* Ảnh hưởng đến gia đình.

Không khí và cuộc sống gia đình bị xáo trộn, căng thẳng, lo lắng.

* Ảnh hưởng đến nhà trường

Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở lên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an bao trùm.

Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ trở thành nỗi bất an đến phụ huynh khi gửi con em mình đến trường, làm mất đi ý nghĩa của môi trường giáo dục lành mạnh trong sáng.

* Ảnh hưởng đến xã hội

Ảnh hưởng đến những nét văn hóa truyền thống, những chuẩn mực đạo đức quý giá: Giờ đây có  những học trò ngang nhiên cãi lại thầy, cô giáo. Con cái cãi lại bố mẹ.

Bạn bè đánh đấm, xảy ra khá thường xuyên. Chính những hành động ấy đã càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự duy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động.

4. Cách phòng tránh bạo lực học đường.

* Đối với học sinh

Tích cực rèn luyện kĩ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thầy cô giáo

Chấp hành tốt nội quy trường lớp.

 Tránh xa bạo lực, nói không với bạo lực

          Học cách kiềm chế cảm súc..........

* Đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục

          Tích cực hoàn thiện bộ rền luyện kĩ năng sống và đưa bộ môn dạy kĩ năng sống vào nhà trường

Tổ chức các hoạt động sân trường, hoạt động tình nguyện mang tính hướng thiện và định hướng nhân cách cho học sinh, giúp học sinh phát huy những đức tính tốt đẹp trong bản thân.

* Đối với gia đình

          Bố mẹ cần tạo ra một môi trường sống lành mạnh, yêu thương con cái.

          Đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học.

* Đối với giáo viên

          Thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình hình của các em học sinh trong lớp mình chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tham gia kĩ năng sống.

          Có biện pháp can ngăn giáo dục kịp thời đối với hiện tượng có nguy cơ dẫn đến bạo lực đối với học sinh trong lớp chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy.

          Tạo môi trường học tập và giảng dạy trong sáng lành mạnh.

 Phối hợp với gia đình và nhà trường để quan tâm và hỗ trợ kịp thời những khó khăn vướng mắc của học sinh.

Để đẩy mạnh việc thực hiện bình đẳng trong các gia đình: với chủ đề: “Chung tay xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái

Chúng ta cần làm tốt những thông điệp tuyên truyền sau:

1. Hướng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

2. Hưởng ứng ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11/2024

3. Phụ nữ và trẻ em gái hãy lên tiếng khi bị bạo lực.

4. Cùng chung tay để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

5. Chung tay xây dựng một xã hội không còn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

6. Bình đẳng giới là chìa khóa để xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

7. Hãy lên tiếng khi bạn chứng kiến bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

8. Đừng im lặng, hãy chia sẻ khi bạn là nạn nhân của bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

9. Bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái là vi phạm pháp luật.

10. Quyền của phụ nữ là quyền con người.

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Trong cuộc thi diễn ra vào cuối tuần ngày 14/12, các học sinh của trường đã thể hiện tài năng và sự quyết tâm, góp phần nâng cao danh tiếng của trường trong lĩnh vực thể thao trí tuệ. Với sự ... Cập nhật lúc : 7 giờ 32 phút - Ngày 18 tháng 12 năm 2024
Xem chi tiết
Ngày 15/11/2024, UBND huyện đã ban hành Công văn số 3515/UBND-NV Về việc phát động Cuộc thi trực tuyến tuyên truyền về công tác cải cách hành chính tỉnh Hải Dương năm 2024. Phòng Nội vụ gửi ... Cập nhật lúc : 7 giờ 40 phút - Ngày 10 tháng 12 năm 2024
Xem chi tiết
Trong buổi sinh hoạt chuyên môn, các đồng chí đã nghe đồng chí Nguyễn Thị Thanh – tổ trưởng tổ 4-5 báo cáo lí thuyết chuyên đề và dự giờ 1 tiết Tiếng Việt do đồng chí Phạm Thị Kiên – giáo vi ... Cập nhật lúc : 23 giờ 2 phút - Ngày 6 tháng 12 năm 2024
Xem chi tiết
Hoạt động làm trà sữa trân châu không chỉ là một sân chơi thú vị mà còn giúp các em học cách làm việc nhóm và phối hợp nhịp nhàng để hoàn thành nhiệm vụ; phát triển sự khéo léo, tỉ mỉ khi nh ... Cập nhật lúc : 10 giờ 10 phút - Ngày 4 tháng 12 năm 2024
Xem chi tiết
Người Việt có tinh thần hiếu học nên có truyền thống tôn sư trọng đạo. Kho tàng những câu chuyện về tình thầy trò của chúng ta từ xa xưa đến nay to lớn vô cùng và không ngừng giàu có hơn bởi ... Cập nhật lúc : 14 giờ 35 phút - Ngày 29 tháng 11 năm 2024
Xem chi tiết
Bình đẳng giới là việc Nam với Nữ có vị trí vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về ... Cập nhật lúc : 14 giờ 11 phút - Ngày 29 tháng 11 năm 2024
Xem chi tiết
Sáng ngày 20/11 trường tiểu học Cao Thắng tổ chức lễ kỷ niệm 42 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024) Về dự với nhà trường có các đồng chí lãnh đạo địa phương, ban đại diệ ... Cập nhật lúc : 8 giờ 44 phút - Ngày 21 tháng 11 năm 2024
Xem chi tiết
Nhân Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), chiều ngày 19/11 đồng chí Nguyễn Thế Tài, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện đã đến thăm và chúc mừng tập thể cán ... Cập nhật lúc : 8 giờ 10 phút - Ngày 21 tháng 11 năm 2024
Xem chi tiết
Ngày 03/11/2024 nhà trường tổ chức mời toàn thể cha mẹ học sinh họp theo các lớp để triển khai các nội dung kế hoạch hoạt động của nhà trường, của ban đại diện cha mẹ học sinh và trưởng ban ... Cập nhật lúc : 14 giờ 21 phút - Ngày 11 tháng 11 năm 2024
Xem chi tiết
Giáo viên đã hướng dẫn học sinh chuẩn bị từ khâu sơ chế: Yêu cầu học sinh biết lựa chọn, nhặt, rửa thực phẩm nhằm đảm bảo cho bữa ăn đủ lượng, đủ chất, hợp vệ sinh phù hợp với điều kiện kinh ... Cập nhật lúc : 15 giờ 8 phút - Ngày 31 tháng 10 năm 2024
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Đề thu hoạch BDGV hè 2012.
Đề kiểm tra chất lượng HSG lớp 5 tháng 9/2012.
Đề KSCL đầu năm môn Toán lớp 5 năm học 2012 - 2013
Đề KSCL đầu năm môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2012 - 2013
Đề KSCL đầu năm môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2012 - 2013
Đề KSCL đầu năm môn Toán lớp 4 năm học 2012 - 2013
Đề KSCL đầu năm môn Toán lớp 3 năm học 2012 - 2013
Đề KSCL đầu năm môn Tiếng Việt lớp 3 năm học 2012 - 2013
Đề KSCL đầu năm môn Tiếng Việt lớp 2 năm học 2012 - 2013
Đề KSCL đầu năm môn Toán lớp 2 năm học 2012 - 2013
Đề KTĐK lần 2 môn Toán lớp 4 năm học 2011-2012
Đề KTĐK lần 2 môn Toán lớp 3 năm học 2011-2012
Đề KTĐK lần 2 môn Toán lớp 2 năm học 2011-2012
Đề KTĐK lần 2 môn Toán lớp 1 năm học 2011-2012
Đề KTĐK lần 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2011-2012
1234567
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Thực hiện Quyết định số 679/QĐ - UBND tỉnh Hải Dương về việc kết thúc cách li xã hội toàn tỉnh và tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid - 19 trong tình hình mới, huyện Thanh Miện tiếp tục thực hiện theo Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ cho đến khi dập dịch hoàn toàn.
CV-KH GỬI PGD HUYỆN THANH MIỆN
CV tăng cường quản lý việc trang bị sách GK-TK.
Nội dung thi chăm sóc mắt.
CV thi cham soc mat - PGD
Kế hoạch dự giờ, giúp đỡ giáo viên dạy lớp 1
CV tăng cường quản lý việc trang bị sách GK-TK
Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên 2020-2021
Thu góp đầu năm 2020-2021
ĐÃ SỬA HD ĐIỀU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH, KH DẠY HỌC HỌC KỲ 2
HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CẤP TIỂU HỌC HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019-2020
Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 về Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
Hướng dẫn tổ chức kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Hướng dẫn kiểm tra định kì giữa kì I của PGD
Kế hoạch thanh tra năm học 2012 - 2013 của Phòng GD
123456